Những nguyên nhân khiến bạn giảm cân không thành công

Nguyên nhân giảm cân không thành công (Phần 1)

Khi cố gắng giảm cân, bạn không chỉ chống lại cơn thèm ăn mà còn phải đối phó với cơ thể chính mình vì nó đang bắt đầu thay đổi theo ý muốn của bạn. Bài viết này Genie sẽ không đi sâu chi tiết các kiểu chế độ ăn kiêng mà bạn thích hoặc trends giảm cân mới nổi vì bất kỳ chế độ nào đều phải có lợi ích. Câu hỏi thực sự ở đây là, bạn có đạt được kết quả mong muốn sau khi theo chế độ đó không? Hay vẫn đang mắc kẹt trong chu kỳ giảm rồi lại tăng cân nhiều lần?

Nếu bạn gật đầu có thì đã đi đúng hướng, nếu vẫn lắc đầu chưa như ý muốn thì cần phải xem xét sâu hơn một chút vấn đề này. Hẳn đã mắc một số sai lầm (vô tình) đang cản trở con đường giảm cân thành công của bạn. Hôm nay chúng ta sẽ thảo luận về chúng, tìm ra nguyên nhân giảm cân một thời gian rất dài và chưa thấy kết quả.

nguyên nhân giảm cân không thành công

1. Không ăn đủ protein

Không ăn đủ protein có thể giảm cân đấy nhưng đó không phải là cách giảm cân lành mạnh và bền vững. Mỹ phẩm genie sẽ liệt kê các nhược điểm sau đây:
- Khi thiếu protein, cơ thể mất cơ bắp thay vì chỉ giảm mỡ, dẫn đến giảm cân không đúng cách.
- Thiếu protein cũng làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến việc giảm cân về lâu dài càng khó khăn hơn nữa.
- Thiếu protein khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và suy nhược, làm giảm khả năng tập luyện và hoạt động thể chất.
- Đặc biệt là khi thiếu protein lại càng thấy thèm ăn hơn, nhất là những món ngọt giàu carbohydrate và đường, gây khó khăn trong việc kiểm soát lượng calo nạp vào.
Thịt, trứng, sữa chua, đậu phụ, đậu lăng và pho mát là một số lựa chọn protein tuyệt vời mà bạn có thể đưa vào chế độ ăn uống của mình.

2. Quá quan trọng chỉ số calo nạp vào

Ngồi đếm calo tiêu thụ mỗi ngày quả thật là điều tẻ nhạt và khó chịu. Mặc dù điều này rất quan trọng nhưng để giảm cân không chỉ là vấn đề calo. Các yếu tố khác như hormone, giấc ngủ, stress và tình trạng sức khỏe cũng ảnh hưởng đáng kể đến cân nặng. Tập trung quá nhiều vào việc giảm lượng calo mà không xem xét đến chất lượng dinh dưỡng có thể là lý do khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc giảm cân. Chúng ta hãy tập trung vào chất lượng thay vì số lượng, ví dụ 100 calo từ rau xanh sẽ khác với 100 calo từ bánh kẹo. Việc cắt giảm calo quá nhiều đôi khi gây phản tác dụng. Cơ thể sẽ chuyển sang chế độ "bảo tồn năng lượng", làm chậm quá trình trao đổi chất và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đói hơn. Giảm cân là một quá trình cần thời gian và sự kiên trì. Đừng nản lòng nếu không thấy kết quả ngay lập tức ngay cả khi uống thuốc giảm cân cũng phải cần thời gian. Việc duy trì chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh trong thời gian dài mới là chìa khóa thành công.

nguyên nhân giảm cân không thành công

 

3. Ăn uống theo cảm xúc (vô thức)

Có khi nào bạn ăn uống mà không màng đến cảm giác đói hay no của cơ thể? Vui rủ đi ăn, buồn cũng đi ăn, lo lắng, căng thẳng lại đi ăn. Vậy ăn uống vô thức là gì?

Dấu hiệu của ăn uống vô thức:

- Ăn quá nhanh và không nhai kỹ;
- Ăn khi không đói hoặc đã no;
- Ăn để đối phó với cảm xúc tiêu cực;
- Cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ sau khi ăn;
- Ăn vặt liên tục trong ngày mà không nhận ra;
- Thường xuyên ăn quá nhiều vào buổi tối;
- Không thể kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể;

Nguyên nhân của ăn uống vô thức:

  • Cảm xúc: Stress, lo âu, buồn chán, cô đơn, tức giận... có thể kích thích việc ăn uống vô thức như một cách để giải tỏa cảm xúc.
  • Thói quen: Ăn uống trước màn hình tivi, máy tính, điện thoại hay khi làm việc có thể khiến bạn ăn mà không để ý.
  • Môi trường: Sự có mặt của thức ăn, mùi thức ăn, hoặc tiếp xúc với các quảng cáo về thức ăn có thể kích thích ham muốn ăn uống.
  • Sinh lý: Một số vấn đề sức khỏe như mất ngủ, rối loạn hormone, hoặc tác dụng phụ của thuốc cũng có thể góp phần gây ra ăn uống vô thức.

Hậu quả của ăn uống vô thức:

  • Tăng cân và béo phì: Ăn uống vô thức thường dẫn đến việc nạp vào cơ thể nhiều calo hơn mức cần thiết, gây tăng cân và béo phì.
  • Các vấn đề sức khỏe: Ăn uống vô thức có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp và một số loại ung thư.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Ăn uống vô thức có thể gây ra cảm giác tội lỗi, xấu hổ, mất tự tin và làm trầm trọng thêm các vấn đề tâm lý hiện có.

Cách khắc phục ăn uống vô thức:

  • Nhận thức: Bước đầu tiên là nhận ra mình có đang ăn uống vô thức hay không. Hãy chú ý đến cảm giác đói no của cơ thể và lý do bạn muốn ăn.
  • Tìm cách giải quyết cảm xúc khác: Thay vì ăn uống, hãy tìm cách khác để đối phó với cảm xúc tiêu cực như tập thể dục, thiền, viết nhật ký, trò chuyện với bạn bè hoặc người thân.
  • Thay đổi thói quen: Tránh ăn uống trước màn hình, hãy tập trung vào bữa ăn và thưởng thức thức ăn.
  • Chuẩn bị bữa ăn lành mạnh: Lên kế hoạch cho bữa ăn và chuẩn bị sẵn các món ăn lành mạnh để tránh ăn vặt.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát ăn uống vô thức, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Việc thay đổi thói quen ăn uống vô thức có thể mất thời gian và công sức, nhưng nó hoàn toàn có thể thực hiện được. Hãy kiên nhẫn và đừng từ bỏ, đọc tiếp theo phần 2 các nguyên nhân giảm cân không thành công ở bài viết sau nhé!

nguyên nhân giảm cân không thành công

Nhận xét

Bài đăng phổ biến