Dấu hiệu lão hoá da theo từng độ tuổi
Dấu hiệu lão hoá da theo từng độ tuổi
Không có gì bí mật hay xấu hổ khi làn da của chúng ta thay đổi khi già đi. Cho dù bạn nhận thấy da mất đi độ đàn hồi hoặc độ dày, một vài nếp nhăn đâu đó. Sự thay đổi này trước giờ không hề thấy, điều này có thể gây ra sự lo lắng khiến bạn tìm đến những quy trình chăm sóc da hoàn toàn mới. Các sản phẩm dùng ở độ tuổi 20 sẽ không còn phù hợp ở độ tuổi 30 nữa và phải liên tục điều chỉnh chế độ skincare dựa trên nhu cầu hiện tại của làn da. Bạn đã nghe đến sự lão hoá theo thập kỷ chưa? Bài viết này Genie Cosmetics sẽ chỉ ra những mối quan tâm khác nhau về chăm sóc da mà bạn nên giải quyết ở mỗi thập kỷ của cuộc đời và tất nhiên là cả cách điều trị chúng.
1. Tuổi 20
Độ tuổi đôi mươi quá đẹp, thật sự ai đang ở độ tuổi này sẽ khó thấy dấu hiệu của lão hoá. Mối quan tâm lớn nhất ở những bạn 20 tuổi thường là mụn, da xỉn màu, da không trắng hoặc lỗ chân lông to. Những vấn đề này có thể do tác hại của ánh nắng mặt trời đã bắt đầu tích tụ theo thời gian, lối sống, thiếu ngủ, căng thẳng hoặc thậm chí là do di truyền. Mối quan tâm chính của những người ở độ tuổi 20 là thực hiện một quy trình chăm sóc da phù hợp để chuẩn bị trong thời gian sắp tới. Mặc dù da của bạn có thể chưa có dấu hiệu lão hóa, nhưng việc thoa kem chống nắng trong nhiều năm tới sẽ chỉ giúp ích cho làn da về lâu dài. Sử dụng kem chống nắng phổ rộng riêng biệt với chỉ số SPF tối thiểu là 30 mỗi ngày (kể cả những ngày bạn không ra ngoài) để bảo vệ làn da khỏi mọi nguồn sáng như nguồn phát ra từ máy tính xách tay hoặc màn hình điện thoại. Genie khuyên bạn nên bắt đầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc da vào cuối độ tuổi 20 để phòng ngừa và hình thành thói quen. Chọn các dòng serum chứa AHA/BHA hoặc retinol, vitamin C, serum ha vào quy trình chăm sóc da của bạn để giúp giải quyết tình trạng da xỉn màu và khuyến khích tẩy da chết nhẹ nhàng.
2. Tuổi 30
Theo các bác sĩ, độ tuổi 30 là thời điểm chuyển tiếp vì làn da của bạn hoàn toàn ở giai đoạn sau dậy thì. Độ tuổi 30 thường ổn định hơn về mọi mặt trong cuộc sống, không chỉ có thể đầu tư cho tương lai (tiết kiệm mua nhà) mà còn có thể đầu tư cho bản thân và sức khỏe làn da của mình. Tuổi 30 bạn đã thấy những dấu hiệu lão hoá sớm như nếp nhăn, mất độ phồng căng ở gò má, nếp nhăn đuôi mắt hay rãnh cười quanh miệng. Hệ thống phục hồi da chậm lại, điều đó có nghĩa là da sẽ trông xỉn màu hơn và giảm sản xuất collagen. Do đó bạn có thể thấy các nếp nhăn sớm và da mỏng hơn (đặc biệt là ở vùng dưới mắt, nơi chúng ta có thể bắt đầu nhìn thấy các mạch máu bên dưới và sau đó đổi màu).
Lúc này đừng lo lắng, ngoài quy trình chăm sóc da cốt lõi là làm sạch, dưỡng ẩm và chống nắng. Bạn cũng có thể bổ sung retinol để giúp làm mờ nếp nhăn và làm săn chắc da. Chất chống oxy hóa sẽ giúp sửa chữa một số tác hại của ánh nắng mặt trời đã bắt đầu hình thành trong nhiều năm — chúng làm sáng làn da xỉn màu và giúp trẻ hóa collagen. Ngoài retinol bạn có thể bổ sung Vitamin C dạng serum hoặc kem. Hãy tìm các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật ở đầu danh sách thành phần, vì những thực phẩm đó có xu hướng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao một cách tự nhiên. (Tham khảo nmn 30000)
Nhiều chị em ở tuổi 30 đã bắt đầu dùng liệu pháp laser, như IPL (Intense Pulsed Light). Rất nhiều phương pháp điều trị khuyến khích tái tạo tế bào, chẳng hạn như lột da, lăn kim, vi kim - tạo ra những vết thương nhỏ trên bề mặt da để kích thích sự phát triển của collagen mới. Hay kết hợp nhiệt thông qua vô tuyến, các thiết bị tần số sẽ giúp kích thích sản xuất collagen và elastin mới ở các lớp sâu hơn của da. Và tất nhiên ở độ tuổi 30, nếp nhăn nổi rõ nên nhiều bạn sẽ tiêm filler, botox để can thiệp.
3. Tuổi 40
Theo Genie, độ tuổi 40 là lúc bạn thực sự bắt đầu thấy những thay đổi lớn về độ săn chắc của làn da. Chúng ta phải đối mặt với tình trạng da mất đi độ đàn hồi (da chảy xệ), cũng như các nếp nhăn và tổn thương do ánh nắng mặt trời rõ rệt hơn (nám da). Mặc dù bạn có thể đầu tư vào nhiều phương pháp điều trị thẩm mỹ hơn, hay nhiều trung tâm spa xịn xò hơn nhưng các bác sĩ da liễu và nhà nghiên cứu khoa học đều thừa nhận rằng những người thành công nhất đều biết cách điều chỉnh lối sống để giúp hỗ trợ kết quả từ các phương pháp điều trị. Vì làn da của bạn trải qua rất nhiều thay đổi ở độ tuổi 40, nên chúng ta cần điều trị theo hướng "từ dưới lên" hay đúng hơn là từ lớp da thấp nhất lên trên cùng. Mặc dù chăm sóc da tại chỗ (tiêm chất làm đầy, peel) rất tốt để duy trì sức khỏe và vẻ ngoài tổng thể của làn da, nhưng nếu bạn muốn tích cực chống lại các dấu hiệu lão hóa, hãy bắt đầu kết hợp các phương pháp điều trị bằng laser bên dưới bề mặt da.
4. Tuổi 50
Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, cơ thể trải qua sự thay đổi nội tiết tố với mức độ estrogen giảm và nội tiết tố androgen tăng lên, điều này có thể ảnh hưởng đến da. Da sẽ mỏng và kém đàn hồi hơn, khô da là một mối quan tâm lớn khác. Và bạn có thể thấy mụn trứng cá nhiều chưa từng có kể từ thời niên thiếu bắt đầu nổi lên do những biến động nội tiết tố này. Sắc tố dư thừa và các dấu hiệu tổn thương do ánh nắng mặt trời (tức là đốm nâu, nám, tàn nhang) cũng trở nên rõ hơn. Giải pháp chăm sóc da lớn nhất là đảm bảo rằng bạn đang giúp làn da của mình giữ được độ ẩm, bổ dung dinh dưỡng.
Mặc dù độ tuổi 50 của bạn có vẻ như là một khoảng thời gian khó khăn - nhưng xét cho cùng thì đây là một thập kỷ quan trọng. Các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên nhìn bản thân bằng con mắt chấp nhận và tôn vinh những đặc điểm tốt nhất, thay vì cố gắng bơm tiêm trông giống như một người 20 tuổi — hoặc một người hoàn toàn khác. Chúng ta không thể đóng băng cơ thể bằng nitơ lỏng hay khí nitơ để giữ mãi vẻ trẻ trung được. Rất nhiều trường hợp tiêm filler hay botox làm biến dạng gương mặt vì bị hoảng sợ với dấu hiệu lão hoá. Laser, máy làm săn chắc da, lăn kim hay PRP chỉ có thể can thiệp được 1 thời gian ngắn.
5. Tuổi 60 và nhiều năm sau
Da ở độ tuổi 60 thường thiếu nước và giữ ẩm. Lúc này Genie khuyên bạn nên chăm sóc da thật đơn giản, dưỡng ẩm và nhẹ nhàng ở độ tuổi này. Tập trung vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp bạn trông đẹp nhất theo thời gian.
Duy trì sức khỏe tổng thể của bạn khi già đi. Giữ lối sống lành mạnh và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp làm chậm tác động của quá trình lão hóa. Hãy tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống bổ dưỡng, tránh uống cà phê và rượu khi chúng ta già đi sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh để ngăn ngừa và phục hồi sau bệnh tật và chấn thương. Điều quan trọng là duy trì và tạo sự kết nối mọi người, vì nguy cơ cô đơn, muốn cô lập tăng lên. Tương tác xã hội thường xuyên giúp bạn có tinh thần minh mẫn, ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ hoặc trầm cảm. Phải nhớ rằng, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu thực hiện những thay đổi lành mạnh. Tập thể dục và dinh dưỡng có tác động rất rất lớn đến cách mọi người già đi ở bất kỳ con số nào, bất kể họ bắt đầu từ khi nào. Hãy luôn nhìn về phía trước và có kế hoạch cho tương lai của bạn.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Hello